HOTLINE 0988 296 567

Mua nhà trả góp: 8 điều cần lưu ý

12/1/2016 3:36:03 PM

không ít khách hàng mua nhà rơi vào tình trạng "khóc dở mếu dở" với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, Vì vậy khi có nhu cầu mua căn hộ khách hàng cần chú ý những vấn đề sau.

mua nha tra gop

Hầu hết các dự án đều có các gói vay mua nhà

Thế nào là mua chung cư trả góp?

Mua chung cư trả góp là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mua mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ cho người mua vay khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền vay gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do hai bên cho vay và đi vay thỏa thuận.

Dưới đây là những lưu ý khi mua nhà trả góp

+ Tìm hiểu chủ đầu tư có năng lực, uy tín trên thị trường bất động sản

Thông tin trên báo Pháp luật TPHCM, nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản nhìn nhận có hiện tượng chủ đầu tư không đàng hoàng bán một căn hộ chung cư cho nhiều người.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Giám đốc hệ thống siêu thị dự án STDA, cho hay để tránh tình trạng này, trước khi mua người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin. Hợp đồng mua bán phải đúng tên mình với chủ đầu tư. Nếu là hợp đồng góp vốn, người dân cần kiểm tra tiến độ thi công dự án, nếu đóng tiền theo từng giai đoạn thì khối lượng xây dựng phải tương ứng.

Trong các hợp đồng thường ràng buộc rất kỹ nghĩa vụ thanh toán tiền của khách hàng theo tiến độ dự án nhưng nghĩa vụ của chủ đầu tư về bàn giao căn hộ lại rất chung chung.Do đó, người mua cần thỏa thuận cụ thể về thời hạn dự kiến giao nhà, thời điểm giao nhà cụ thể, chế tài nếu vi phạm. Nếu chủ đầu tư không hoàn thành thì người dân cần yêu cầu thanh lý hợp đồng.

Luật sư Cao Trung Lâm, Đoàn Luật sư Hà Nội, góp ý cần có thêm quy định bắt các chủ đầu tư công khai tiến độ xây dựng dự án và quá trình giao dịch. Cơ quan nào phê duyệt dự án thì thành lập ra bộ phận giám sát nhằm kiểm tra, đôn đốc và hạn chế rủi ro cho người dân. Đa phần dự án do UBND quận, huyện hoặc UBND tỉnh, thành phê duyệt thì cơ quan này phải giao cho Sở hoặc Phòng TN&MT giám sát, kiểm tra.

>> Danh sách 10 Chủ đầu tư uy tín

+ Phải có bảo lãnh của ngân hàng

Theo luật sư Phạm Cao Trung, một căn hộ không thể bán cho nhiều người, nếu xảy ra tình trạng này, rõ ràng chủ đầu tư đã cố tình vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở đây cũng có một phần tránh nhiệm của các cơ quan chức năng do công tác hậu kiểm quá lỏng lẻo. Trước khi phê duyệt dự án những đơn vị này có kiểm tra năng lực tài chính của chủ đầu tư hay không? Rồi công tác kiểm tra tiến độ dự án như thế nào…

Chính phủ đã có quy định đối với một dự án bất động sản hình thành trong tương lai thì phải có sự bảo lãnh của ngân hàng. Như vậy việc này đảm bảo quyền lợi của người mua. Ví dụ nếu căn hộ 1 tỉ đồng thì chủ đầu tư phải đóng 1 tỉ đồng đó vào ngân hàng. Trong trường hợp chủ đầu tư không đủ khả năng tiếp tục thực hiện dự án thì ngân hàng sẽ giải ngân số tiền đó để bồi thường cho người dân. Sau khi nghị định này có hiệu lực thì tất cả chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện đúng theo yêu cầu, từ đó quyền lợi của người mua nhà sẽ được đảm bảo.

+ Kiểm tra nội dung hợp đồng

Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng mua nhà bạn nên xem xét kỹ lưỡng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua nhà. Giá cả và thời gian thanh toán phải được quy định rõ ràng, cụ thể. Tránh để phát sinh thêm các chi phí không hợp lý cũng như những mốc thời gian thanh toán không phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của bạn.

Bạn cũng có thể yêu cầu điều chỉnh bổ sung một số thông tin xem là không phù hợp, gây bất lợi cho người mua mà phải có lợi cho đôi bên. Bạn cũng có thể yêu cầu chủ đầu tư hỗ trợ một phần chi phí liên quan như chiết khấu, phí quản lý chung cư, phí mua sắm nội thất… Nên tham khảo thêm ý kiến của luật sư về các điều khoản hợp đồng để có những lời tư vấn thích hợp và không nên đặt cọc trước khi thương lượng.

Nhiều lời mời chào hấp dẫn từ các chủ đầu tư

Khi nào thì bạn nên Mua nhà Trả góp ?

Không ít trường hợp người mua nhà chật vật xoay tiền từng tháng hoặc bán đổ bán tháo vì mua bất động sản trả góp chưa đúng cách. Để hạn chế điều này, thực hiện 8 bước cơ bản sau trước khi đưa ra quyết định vay tiền ngân hàng mua nhà. Cẩm nang này giả định trong điều kiện khách hàng đã sàng lọc được vị trí dự án ưng ý, chủ đầu tư uy tín.

Thứ nhất: Chuẩn bị sẵn một khoản tiền tích lũy hiện tại tối thiểu 30% giá trị tài sản. Lý tưởng nhất khoản tiền tích lũy này nên đạt mức 50% giá trị căn nhà. Tỷ lệ vay 50% giá trị tài sản được xem là áp lực tài chính vừa phải, không quá căng thẳng.

Thứ hai: Thuộc lòng quy tắc vàng - vốn cố định nhưng lãi vay thì ngân hàng thường bị thả nổi, áp dụng biên độ thay đổi định kỳ 6-12 tháng một lần. Hiện nay nhiều ngân hàng chào lãi suất ưu đãi hấp dẫn: 8,5-9% một năm nhưng chỉ áp dụng trong 6-12 tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 13 trở đi, khách hàng sẽ bị điều chỉnh lãi suất mới, cao hơn mức cũ 4%.

Thứ ba: Duy trì thu nhập ổn định nhằm tạo cơ sở tài chính vững vàng để trả nợ ngân hàng (bao gồm vốn và lãi vay). Song song đó, nhà đầu tư, người mua nhà và gia đình cần gia tăng thu nhập từ các nguồn phụ để để đảm bảo dù lãi suất tăng lên cũng có thể trả nổi nợ gốc và lãi vay.

Thứ tư: Một khi đã vay tiền ngân hàng để mua nhà, đừng vì sĩ diện mà mua cho bằng được căn nhà lớn. Ngôi nhà hợp lý nhất trong hoàn cảnh này là có diện tích vừa phải, đủ cho các thành viên trong gia đình sử dụng. Mua trả góp một căn nhà quá rộng, thừa nhiều diện tích, đồng nghĩa với việc gia đình phải còng lưng trả những khoản nợ gốc và lãi vay không cần thiết.

Thứ năm: Chọn mốc thời gian vay ngân hàng càng dài càng tốt. Khi bạn đã vay ngân hàng thì vay trên 5 năm đều có lãi suất như nhau. Do đó bạn nên chọn thời gian vay dài nhất có thể để giảm số vốn gốc hàng tháng xuống thấp nhất.

Thứ sáu: Chủ động đối phó với bẫy lãi suất thả nổi. Để thực hiện được điều này, người mua nhà phải ước tính trong giả định rằng lãi suất có thể tăng đến 30% cũng như lường trước một số chi phí đột biến bất ngờ. Như vậy, sau khi trừ chi tiêu gia đình hàng tháng thì số tiền còn lại phải đảm bảo 150% số tiền phải trả ngân hàng. Ví dụ bạn trả ngân hàng 8,8 triệu đồng thì bạn phải có số tiền dư hàng tháng là 13,2 triệu đồng để đề phòng tình huống lãi suất có thể bất ngờ tăng lên.

luu y khi mua nha tra gop

Cân nhắc với lãi suất thả nổi

Thứ bảy: Lưu ý các điều khoản lãi suất phạt trả nợ trước hạn. Thông thường khi vay mua nhà, có đến 80% khách hàng thường thanh toán dứt nợ trong 5 năm đầu, nên thường bị phạt trả trước. Khoản này người vay mua nhà ít để ý và phạt khá nặng từ 1-3% trên số tiền trả nợ trước hạn. Một khi ngân hàng chào lãi suất thấp họ thường đi kèm mức phạt cao để bù lỗ lãi suất ưu đãi ban đầu.

Thứ tám: Mua bảo hiểm căn nhà. Điều này rất quan trọng, đặc biệt trong tình huống bạn đang vay vốn ngân hàng nhằm để đảm bảo rủi ro bất ngờ về bất động sản. Phí mua bảo hiểm tương đối thấp, khoảng 0,14%. Lấy ví dụ: với căn nhà 1,2 tỷ đồng thì mức phí này tương ứng 1,68 triệu đồng/năm.

Thủ tục cần khi mua nhà chung cư trả góp tại Hà Nội 

  • Chủ sở hữu căn hộ cần chuẩn bị giấy tờ đề nghị vay vốn và loại giấy tờ này thì thường sẽ tùy theo mẫu quy định của các ngân hàng khác nhau;
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ pháp lý bao gồm các giấy tờ như Chứng minh thư nhân dân hay hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân...đối với người đứng ra vay vốn và bảo lãnh (nếu có);
  • Giấy tờ tài liệu để chứng minh nhu cầu vay vốn: Đối với hình thức mua nhà trả góp thì chính là Hợp đồng mua bán căn hộ được xác nhận tại các sàn giao dịch bất động sản;
  • Các giấy tờ chứng minh tài sản cá nhân: thu nhập hàng tháng, lương của cá nhân tại công ty, giấy phép khác liên quan có thể chứng minh của người vay và cả người sẽ cùng trả nợ;
  • Những giấy tờ liên quan tới sở hữu các tài sản đảm bảo hoặc tài sản sẽ thế chấp.

Khi nắm được các thủ tục và điều kiện trên thì bạn có thể yên tâm chọn mua nhà chung cư trả góp tại Hà Nội và có thể nhanh chóng sở hữu căn hộ khi bạn làm đầy đủ các thủ tục cũng như đúng điều kiện trên. Chúc bạn sớm sở hữu căn hộ trong tương lai.

0988 296 567